Điện ảnh Hàn Quốc luôn khiến người xem hài lòng với những bom tấn hành động kịch tính, mãn nhãn như: Thành phố ảo, Chuyến tàu sinh tử, Bán đảo,… trong những bộ phim được xây dựng hết sức hoành tráng ấy không thể không nhắc đến phim chiếu rạp Đảo địa ngục. Bom tấn Đảo địa ngục là phim có sức hút lớn nhất năm 2017 với kinh phí đầu tư lên đến 22 triệu USD, đồng thời quy tụ dàn diễn viên hạng A của Hàn Quốc lúc bấy giờ. Từ khi phát sóng Đảo địa ngục đã nhân được không ít lời khen có cánh, tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế bị khán giả phê bình. Thế thì bây giờ cùng Chọn Thương Hiệu đánh giá khách quan bộ phim trên nhiều khía cạnh nhé.
Đảo địa ngục dựa trên một sự kiện có thật trong lịch sử. Lấy bối cảnh vào năm 1945, thời điểm mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang đến hồi kết, người dân Hàn Quốc bị quân đội Nhật Bản bắt sống đến đảo Hashima để làm lao động khổ sai. Trong đó có Lee Kang-ok – nhạc trưởng của một ban nhạc, Lee So-hee – con gái của Lee Kang-ok, Choi Chil-seong – một đấu sĩ đường phố, tuy tính tình khá hung hăng nhưng anh lại là một người tốt. Họ cùng với gần 400 người bị đày khác bị quân Nhật đối xử hết sức tàn nhẫn và bị coi như súc vật. Nam giới thì khai thác than còn phụ nữ thì bị bắt là thú giải vây cho lính Nhật.
Park Moo-yeong là anh chàng điệp viên mang trong mình nhiệm vụ được chính phủ Hàn Quốc giao là phải thâm nhập vào đảo Hashima để tìm ông già tên là Yoon Hak-cheol. Khi chứng kiến được sự tàn bạo của quân Nhật, Moo-yeong bàn bạc với người dân Hàn Quốc chống lại quân Nhật và bỏ trốn khỏi nơi địa ngục trần gian này. Sau vụ oanh tạc và cuộc nổi loạn diễn ra, đoàn người Hàn Quốc dựa vào thanh sắt lớn – thứ duy nhất để có thể thoát khỏi bức tường để xuống con tàu đang đậu gần đó, nhưng quân Nhật nhanh chóng kéo đến nơi và cuộc chiến ác liệt diễn ra khiến cho thanh sắc ngã xuống. Ngay lúc này Kang-ok cùng với nhiều người khác nỗ lực nâng thanh sắt dựng lên tường trong khi những người còn lại thì cố gắng chiến đấu với quân Nhật đang kéo đến ngày càng đông. Cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người dân Hàn Quốc.
Sau khi Yamada – người nắm quyền kiểm soát hòn đảo chết, hai phe ngừng đánh và đoàn người Hàn Quốc thành công lên tàu trở về nước. Tuy nhiên Chil-seong, Kang-ok và nhiều Hàn Quốc khác thì không may bị thương nặng hoặc đã bỏ mạng trên đảo. Ngay sau đó một cảnh tượng kinh hoàng nhất trong lịch sử xảy ra, máy bay Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki, Nhật Bản, tạo ra một đám mây hình nấm khổng lồ.
Một điểm làm người xem đánh giá cao phim này là sự đầu tư vào hình ảnh, âm thanh rất nhiều, rất chỉnh chu, khiến người xem như hòa mình vào cái khung cảnh trần trụi, ác liệt trên hòn đảo Hashima. Dù đạo diễn cũng đã giảm đi nhiều tình tiết gây ám ảnh hơn so với thực tế nhưng bộ phim vẫn khiến người xem cảm thấy rùng mình khi chứng kiến cảnh con người với con người nhưng lại đối xử với nhau hết sức tàn nhẫn đến như vậy. Đảo địa ngục đã mô tả được khung cảnh trong thời kỳ chiến tranh nghiệt ngã và thật may mắn khi chúng ta được sống trong thế giới hòa bình như bây giờ.
Những phân đoạn chuyển cảnh trong phim đều rất hợp lý và dễ hiểu. Một số phân cảnh chiến đấu tuy bạo lực nhưng lại rất mãn nhãn và cuốn hút người xem. Tiêu biểu nhất và kinh hãi nhất là cảnh anh giang hồ thể hiện sự phẫn nộ của mình đến mức bẻ gập đôi cả nửa người của tên phản bội, hay hình ảnh người cha giương cao ngọn cờ Nhật Bản nhưng sau đó là cầm kiếm chém toạc làm đôi. Phải nể phục đoàn làm phim đã dám công khai và đưa những hình ảnh này lên sóng truyền hình, chứng tỏ họ cũng rất phẫn nộ đối với sự tàn ác của quân Nhật.
Bên cạnh đó, việc sử dụng giai điệu nhạc có tiết tấu vui vẻ, hạnh phúc,… trong những phân cảnh bạo lực đánh đập, bắt phụ nữ và trẻ em khiến người ta phải không khỏi rùng mình và ám ảnh. Điều này có thể thấy được thú vui của những thắng thế, nắm quyền là đem người khác ra hành hạ, đánh đập, làm thú vui tiêu khiển. Đến cuối phim, khúc hát ngân lên khiến khán giả chìm trong nước mắt vì xúc động và để lại ấn tượng sâu sắc về Đảo địa ngục.
Không thể phủ nhận rằng một trong những lý do hút khán giả xem bộ phim này là nhờ vào dàn diễn viên là những ngôi sao nổi tiếng, tài năng như: Hwang Jung-min, So Ji-sub, Song Joong-ki,… Họ đã thể hiện tròn vai diễn của mình và đưa cảm xúc đến khán giả.
Trong những nhân vật trong phim thì nhân vật để lại nhiều ấn tượng nhất không phải anh hùng Mu-Yong (Song Joong Ki) hay cặp nam nữ với mối tình đầy đau khổ mà là tình cảm cha con thiêng liêng của Kang-Ok (Hwang Jung-min) và So-hee (Kim Su-an). Là một diễn viên gạo cội trong vai diễn người cha của nam diễn viên Hwang Jung-min (ông hoàng phòng vé), anh đã nhanh chóng làm tốt vai diễn của mình. Bên cạnh việc ông là một người nghệ sĩ thích “trêu hoa ghẹo bướm”, là một người hèn nhát vì “thân quên nghĩa” nhưng ông là một người cha thực sự yêu thương con, dù bản chất là một người hèn nhát nhưng ông vẫn dám đứng lên chiến đấu để bảo vệ con mình.
Kim Su-hee cũng đã xuất sắc hoàn thành vai diễn của mình ngoài sức tưởng tượng. Cổ bé chỉ mới 10 tuổi nhưng từng cử chỉ, hành động, lời thoại đều mang đến cảm xúc cho khán giả. Sự kết hợp của 2 cha con đã mang đến tiếng cười, thậm chí là nước mắt trong bộ phim hành động kịch tính này.
Sự chịu khó của dàn diễn viên cũng được khán giả đánh giá cao khi họ gần như chẳng mặc gì ngoài chiếc khố mà còn đắp bùn đất đen kịt hàng giờ nhưng vẫn diễn xuất tự nhiên. Cho thấy sự hy sinh vì nghệ thuật của một tập thể.
Vì quy tụ nhiều diễn viên quá nổi tiếng và có thực lực nên có lẽ đạo diễn gặp khó khăn trong việc tìm đất diễn phù hợp cho các diễn viên. Chính vì muốn họ đều có thể thể hiện được vai diễn của mình nên khiến mạch câu chuyện trở nên dài dòng và dàn trải không cần thiết.
Trái với sự thành công trong vai diễn ông bố Kang-Ok do Hwang Jung-min thủ vai, Park Moo Young (Song Joong Ki) lại khiến khán giả thất vọng do thể hiện diễn xuất không như họ kỳ vọng, đôi lúc anh thể hiện vai diễn hơi gượng ép và không ăn khớp. Cụ thể là trong phân cảnh anh đối đầu với tên bán nước cầu vinh trông anh thật yếu ớt, anh cuống cuồng đi trốn để rồi bị bắn xém chết mà không làm gì được. thế nhưng khi một mình anh dẫn dắt cả 400 người tẩu thoát thì sức mạnh như được tăng lên gấp bội, đánh mãi nhưng không biết mệt. Nhiều người có lẽ sẽ thích pha hành động đẹp mắt này nhưng nhìn chung thì hơi vô lý.
Bên cạnh đó là sự thể hiện vai diễn của nam diễn viên So Ji Sub trong vai tên đầu gấu Choi Chil Sung. Thế nhưng khác xa so với sự thành công trong phim “Giày Thủy Tinh”, nhân vật này khá nhạt nhòa và fan hâm mộ khá thất vọng.
Nhìn chung, Đảo địa ngục là bộ phim thể loại chiến tranh, hành động kịch tính mang màu sắc đen tối và u ám, rất thích hợp với những tìm kiếm sự hồi hộp, kinh dị khi xem. Đồng thời qua bộ phim bạn cũng sẽ hiểu được sự tàn ác của Nhật Bản đối với Hàn Quốc cũng như đối với Việt Nam như thế nào.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm những bài review về phim hành động kịch tính khác như Bán đảo, Venom 2,…
Mình là Tài – Admin quản trị website Chọn Thương Hiệu. Mình yêu thích Công nghệ và Marketing, đến với Chọn Thương Hiệu mình mong muốn đóng góp kinh nghiệm của mình với 10 năm trong ngành công nghệ thông tin, 8 năm trong phát triển sản phẩm, SEO & Marekting, cung cấp những bài viết chất lượng về công nghệ đến tất cả mọi người.