“Ánh mắt u sầu” của người phụ nữ trong khung hình xưa thắm đượm bao nỗi nhẫn nhục, họ đã sống cuộc sống không vì bản thân… Nhưng ở thời kỳ mới, tư tưởng mới, những cô gái đã thực sự “lột xác”. Họ mạnh mẽ, họ tự lập và làm tốt cả ở cương vị trong xã hội. Thế nhưng, dù ở thời kỳ nào thì những người phụ nữ Việt luôn mang vẻ đẹp Á Đông. Thưởng thức ngay “cái đẹp” ấy với gợi ý của Chonthuonghieu nhé!
Những bộ phim được chọn lọc từ những nguồn thông tin đáng tin cậy và đồng thời chúng mình cũng tóm tắt ngắn gọn nội dung từng bộ phim với mong muốn giúp các bạn dễ dàng chọn được tựa phim yêu thích. Vì vậy các bạn hãy tin tưởng và cùng đón xem nhé!
‘Vĩ tuyến 17 ngày và đêm’ được ví như bản hùng ca thời khói lửa. Bộ phim dài gần 3 tiếng kể về cuộc đối đầu quyết liệt giữa nhân dân làng cát ở xã ven biển Gio Linh do chị Dịu dẫn đầu với quân đội Việt Nam Cộng Hòa do Trần Sùng cầm đầu. Cuộc đối đầu diễn ra ngay tại giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền đất nước. ‘Vĩ tuyến 17 ngày và đêm’ không chỉ là tác phẩm điện ảnh kinh điển của nền phim ảnh nước nhà, bộ phim cũng mang dáng dấp của một thiên sử của nghệ thuật thứ 7.
Bộ phim được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật về 10 đóa hoa bất tử đã ngã xuống tại ngã ba Đồng Lộc trong khi làm nhiệm vụ. ‘Ngã ba Đồng Lộc’ tái hiện chân thật trong từng thước phim, khiến khán giả ớn lạnh mỗi khi địch càn quét, thì những cô gái ấy lại đứng dậy thực hiện nhiệm vụ. Sức tươi trẻ của những đóa hoa ấy tỏa ra ‘hương’ giữa chiến trường trùng trùng hiểm nguy.
Được lấy bối cảnh vào năm 1954 tại tỉnh Hà Đông khi cuộc kháng chiến chống Pháp dần tới hồi kết. Đó là thời kỳ cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, số phận của những người phụ nữ đã bị dồn đến tận đáy của sự tủi nhục. Chị Dần – hình ảnh người mẹ đã nhịn nhục để làm công việc “cho sữa” kiếm tiền may áo dài cho con mình. Sự hy sinh bao la của người mẹ đã làm con tim người xem quặn thắt lại.
‘Cuộc đời của Yến’ không lấy đề tài chiến tranh đầy đau thương, mất mát. Phim có một cách khai thác mới lạ khi đi sâu vào cuộc sống của người phụ nữ sống ở làng quê Việt những năm giữa thế kỷ XX. Chuyện phim mở đầu bằng hình ảnh Yến bị sắp đặt lấy chồng khi mới lên 10, qua đó cũng bóng gió nhắc đến nạn tảo hôn từ xa xưa. Cuộc sống của cô Yến với Hạnh tiếp diễn sau khi họ kết hôn, một lần Yến bắt gặp chồng dang díu bên ngoài cô vẫn phải trơ mắt nhìn mà chịu đựng. Những hình ảnh thời phong kiến được tái hiện, cho thấy thân phận người phụ nữ nhỏ bé đến đau lòng.
‘Mùi đu đủ xanh’ tuy là câu chuyện về những người Việt, nhưng phim lại được tài trợ và quay ở Pháp. Xoay quanh Mùi – một cô bé làm thuê trong gia đình buôn vải những năm 1950 ở Việt Nam. Khoảng 10 năm sau, cô chuyển đến giúp việc cho một nghệ sĩ dương cầm – Khuyến. Trùng hợp thay, đó cũng chính là “tình đầu” khi bé của Mùi. Phim là một hành trình khi Mùi đi tìm tình yêu của đời mình. Cái tên nhận đề cử Oscar năm 1993 không đơn thuần là nội dung câu chuyện, ‘Mùi đu đủ xanh’ ẩn chứa cả tinh thần rất “Việt Nam”.
Từng gây sốt các phòng vé vào những ngày ra mắt năm 2017. Chuyện phim kể về gia đình 9 đời may áo dài sở hữu tiệm may Thanh Nữ. Cô Ba là một cô gái trẻ trung, tình cách có phần xốc nổi và hiếu thắng. Vì nôn nóng thể hiện cái tôi mà cô làm trái ý mẹ cô. Sau đó lần lượt biến cố xảy đến, cô Ba xuyên không đến hiện tại. Ở thời hiện đại, cô gặp chính mình trong bộ dạng già nua, thất bại, cả ngày chỉ chìm trong men rượu. Chính đây, cô Ba nhận ra lỗi lầm và quyết tâm cũng cô trong tương lai vực dậy nhà may năm xưa. ‘Cô Ba Sài Gòn’ như làn gió mới cho điện ảnh Việt mang phong cách “chick-flick” nhanh chóng được khán giả đón nhận.
Mang hơi hướng của dòng phim cung đấu, khi hậu cung rộng lớn thu bé lại bằng một mảnh đất Đại Điền nơi Huỳnh gia nắm giữ. Câu chuyện về Ba Trân – một cô gái Nam bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền Nho giáo cũ. Cô dần đánh mất đi bản thân khi bước chân làm dâu ở Huỳnh gia. Những quy củ cổ hủ từ nhà chống khiến cô đau khổ, cùng mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu không mấy suôn sẻ càng khiến cô bất hạnh hơn. Tuy cô đã trải qua những tháng ngày đau đớn đó, tưởng chừng cô sẽ cảm thông với nàng dâu của mình. Nhưng cô vẫn lặp lại bất hạnh ấy một lần nữa đối với nàng dâu của mình.
‘Mùa hè chiều thẳng đứng’ – bộ phim về ba thế hệ phụ nữ ở Hà Nội. Với nền tảng hôn nhân hạnh phúc của ba mẹ, ba chị em Sương – Khanh – Liên cũng mộng tưởng về tương lai bình lặng của mình. Dẫu có những khó khăn và những biến cố trong cuộc sống nhưng cả ba cô gái luôn mang trái tim nhiệt huyết và khao khát được tình yêu đôi lứa.
‘Em là bà nội của anh’ gửi gắm thông điệp về tầm quan trọng của nữ giới trong xã hội lẫn cuộc sống gia đình. Chuyện phim là hành trình đi người về tuổi thanh xuân của bà Đại. Một lần nữa trải qua tháng ngày tuổi 20, bà đã sống đam mê bỏ lỡ thời trẻ dại. Nhưng sau cùng, bà vẫn chọn trở về với lại ban đầu để có thể cứu cháu và sống cũng gia đình.
Được đánh giá là bộ phim chick-flick thành công nhất của màn ảnh Việt từ trước đến nay. Phim là những ký ức đan xen giữa hiện thực và quá khứ của nhóm bạn thân có biệt danh là Ngựa hoang. Khi Hiểu Phương thực hiện tâm nguyện cuối đời của Mỹ Dung là tìm những người bạn thân năm xưa. Chuyến hành trình làm sống lại những ký ức rực rỡ khi những cô gái 16 tuổi.
Mình là Tài – Admin quản trị website Chọn Thương Hiệu. Mình yêu thích Công nghệ và Marketing, đến với Chọn Thương Hiệu mình mong muốn đóng góp kinh nghiệm của mình với 10 năm trong ngành công nghệ thông tin, 8 năm trong phát triển sản phẩm, SEO & Marekting, cung cấp những bài viết chất lượng về công nghệ đến tất cả mọi người.