Dinh dưỡng cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

5/5 - (3 bình chọn)

Đái tháo đường thai kỳ đang ngày càng trở nên phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn con. Vậy mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống như thế nào để vừa kiểm soát căn bệnh này, vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của con? Cùng Matida App – Ứng dụng theo dõi thai kỳ tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh gì?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường, thường xảy ra ở mẹ bầu tuần 24 – 32. Như mẹ đã biết, trong thời kỳ mang thai, nhau thai – cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho em bé – tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, một vài hormone trong số này này khiến cơ thể mẹ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin (hay còn gọi là đề kháng insulin).

Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của mẹ phải tạo ra nhiều insulin gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Nếu chẳng may mắc đái tháo đường thai kỳ, mẹ cần tuân thủ hướng dẫn, phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.

Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ bằng chế độ ăn uống lành mạnh

Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh là điều rất quan trọng để vừa có thể kiểm soát đường huyết thai kỳ, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con phát triển.

Thực phẩm mẹ nên ăn

  • Thực phẩm giàu protein: Thịt gà, trứng, cá, sữa ít béo… là những nguồn protein quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của con và giúp mẹ no lâu hơn. Đặc biệt, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu protein này trong bữa sáng để hạn chế cảm giác đói trong ngày. Protein thậm chí còn có thể giúp mẹ giảm bớt các triệu chứng ốm nghén.
  • Các loại rau củ không tinh bột: Những loại thực phẩm này sẽ giúp mẹ bổ sung các vitamin, khoáng chất, chất xơ và quan trọng là chúng chứa ít carb – hạn chế tình trạng đường huyết tăng vọt sau bữa ăn. Mẹ có thể lựa chọn bông cải xanh, cà chua, cải xoăn, súp lơ, cà tím, dưa chuột, ớt chuông, đậu xanh, măng tây…
  • Chất béo lành mạnh: Quả bơ, các loại hạt, cá béo, dầu ô liu… có thể cung cấp lượng dồi dào chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch, đồng thời giữ cho mẹ bầu no lâu hơn.
  • Carbohydrate phức tạp: Có thể kể đến như các loại đậu, quả mọng, gạo lứt, yến mạch… Những loại thực phẩm này sẽ cung cấp carb để tạo năng lượng, chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cả mẹ lẫn con.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Các loại rau củ không tinh bột sẽ giúp mẹ bầu no lâu, đồng thời tránh tình trạng đường huyết tăng vọt sau bữa ăn.

Thực phẩm mẹ nên tránh khi mắc đái tháo đường thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe và tâm trạng của mẹ. Do đó, mẹ bầu không nên áp dụng chế độ ăn kiêng quá khắt khe. Thay vào đó, mẹ nên cố gắng kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể để đảm bảo lượng đường trong máu không tăng quá cao.

Một số thực phẩm sau đây mẹ bầu nên tránh khi mắc đái tháo đường thai kỳ:

  • Các loại thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, chè, nước ép hoa quả, bánh kẹo…
  • Carbohydrate đơn trong các loại ngũ cốc ăn sáng, thực phẩm chế biến sẵn…

Lời khuyên mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, kiểm soát tốt đường huyết, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn. Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ có thể ăn 5-6 bữa trong ngày. Việc này sẽ giúp mẹ hạn chế cảm giác đói, đồng thời giữ cho mức đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn. Đừng quên uống nhiều nước trong suốt cả ngày, việc này sẽ giúp mẹ cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, mẹ hãy cố gắng vận động nhiều hơn, có thể đi bộ, tập yoga, hay bơi lội… Thói quen này không những giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, ổn định đường huyết, mà còn giúp mẹ chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới nhanh chóng, nhẹ nhàng hơn. Tùy vào sức khỏe, mẹ nên duy trì khoảng thời gian luyện tập từ 20-40 phút mỗi ngày và ít nhất 3 ngày/tuần. Tuy nhiên, vận động đều đặn, hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Đặc biệt, mẹ cần đảm bảo tuân thủ phác đồ điều trị, tái khám đúng hẹn để được bác sĩ theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
Mẹ bầu nên cập nhật thông tin về dinh dưỡng cũng như sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Mách nhỏ cho mẹ nơi có thể tiếp cận chủ đề tiểu đường thai kỳ cùng nhiều thông tin thai kỳ hữu ích khác với trải nghiệm hoàn toàn khác biệt và mới mẻ – Matida App.

Matida App – Ứng dụng theo dõi thai kỳ cho mẹ bầu Việt

Ứng dụng Matida được ra đời với mục tiêu đồng hành cùng mẹ trong suốt hành trình mang thai, giúp mẹ luôn khỏe mạnh, an tâm và hạnh phúc. Với Matida, mẹ có thể:

  • Dễ dàng tìm kiếm các thông tin xoay quanh nhiều vấn đề sức khỏe trong và sau thai kỳ: trầm cảm sau sinh, đái tháo đường thai kỳ, chăm sóc mẹ và bé sau sinh, dinh dưỡng thai kỳ,…
  • Video cung cấp kiến thức thai kỳ từ bác sĩ, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc được nhiều mẹ bầu quan tâm
  • Video các bài luyện tập thể chất từ HLV Yoga phù hợp cho từng tam cá nguyệt
  • Podcast chia sẻ kinh nghiệm mang thai và sinh nở từ các mẹ bầu khác
  • Livestream định kỳ với bác sĩ, cơ hội hỏi đáp trực tiếp

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Hơn thế, Matida sở hữu trí tuệ nhân tạo AI, giúp đưa ra câu trả lời cá nhân hóa, hỗ trợ giải đáp thắc mắc của mẹ chỉ trong vòng 5 giây. Ứng dụng có thể tính toán ngày dự sinh, theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, thay đổi thể chất của mẹ và hình ảnh bụng bầu từ tuần 1-40, các mốc khám thai quan trọng để mẹ theo dõi. Cùng với Bộ câu đố thai kỳ nhiều chủ đủ đề, mẹ vừa có thể thử thách kiến thức, kết hợp giải trí sau ngày dài làm việc.

Hi vọng rằng, với những thông tin đã được cung cấp trong bài viết này, mẹ bầu có thể xây dựng cho mình chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường thai kỳ. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh và có một hành trình đáng nhớ khi mang thai!

Bình luận

  • Chưa có đánh giá.
  • Thêm bình luận