15 trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non kích thích trí não

5/5 - (1 bình chọn)

Ngoài những trò chơi giải trí, bố mẹ hoặc cô giáo cũng nên tạo cơ hội cho trẻ học hỏi, tìm tòi và khám phá thế giới thông qua những trò chơi kích thích trí não. Hãy cùng ChonThuongHieu tìm hiểu các trò chơi cho trẻ mầm non ngay sau đây!

trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non

Trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non ở lớp học

Ở lớp mầm non, mỗi ngày đi học là những ngày được rèn luyện, học hỏi và tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới từ thế giới xung quanh. Nên cô giáo tham khảo những trò chơi sáng tạo sau để tổ chức cho trẻ nhé!

Tạo dáng theo mẫu

Trò chơi tạo dáng theo mẫu là trò không quá phổ biến, bởi vậy bạn có thể chơi trò này với bé để giúp tăng khả năng tưởng tượng, mô phỏng của bé. Trò chơi này không chuẩn bị nhiều và rất dễ chơi, sẽ đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho cả cô giáo lẫn các con.

Tạo dáng theo mẫu

Chuẩn bị trò chơi

  • Bức tranh dáng vẻ của con vật: con voi có vòi dài, con thỏ có tai dài,…
  • Tranh minh họa về cách tạo dáng của những bé khác.

Bắt đầu chơi

Đầu tiên, giáo viên cho bé xem trước các bức tranh đã chuẩn bị. Sau đó, bạn sẽ cho bé 1 khoảng thời gian nhất định để tạo dáng. Sau mỗi lần bé tạo dáng đúng thì bạn sẽ thưởng có bé một món quà nhỏ để khích lệ sự thông minh và nhạy bén của bé.

Trò chơi diễn kịch

Nếu bạn muốn tìm một trò chơi sáng tạo cho trẻ thì trò diễn kịch chính là gợi ý hoàn hảo. Khi diễn kịch, bé sẽ hóa thân vào nhiều nhân vật từ đó phát triển được khả năng giao tiếp, khả năng thuyết phục, ứng xử và kích thích tư duy cực kỳ tốt, thể hiện nhiều hiểu biết của bé về thế giới xung quanh.

Trò chơi diễn kịch

Chuẩn bị trò chơi

  • Kịch bản lời thoại và phân vai để diễn cùng bé.
  • Các đạo cụ cần thiết cho vở kịch: tai nghe khám bệnh, đồ nấu ăn, gấu bông làm bạn diễn của bé,…

Bắt đầu chơi

Bố mẹ hay cô giáo sẽ tạo ra các hoàn cảnh đơn giản để tham giao vào đóng kịch.

Ví dụ về một vở kích cho thể triển khai cho bé: Bạn gợi nhớ cho bé về một lần đi khám bệnh gặp bác sĩ , khi đó bác sĩ thường có hành động gì với bệnh nhân. Sau đó bé sẽ đóng vai bác sĩ còn gấu bông là bệnh nhân. Một tình huống khác đó chính là bé sẽ đóng vai cô giáo sau đó dạy bạn khác múa hát, học chữ, đọc thơ,…

Trò chơi nhận biết âm thanh

Trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non mà  cố giáo nên cho trẻ chơi thử chính là trò nhận biết âm thanh. Các âm thanh xung quanh thường sẽ kích thích trí não, giúp bé phát triển trí thông minh tốt nhất.

Hiện nay nhiều trường học ở nước ngoài có bổ sung các môn cảm thụ âm nhạc để giúp bé cảm âm hiệu quả nhất và kích thích não bộ phát triển. Vậy nên có thể thấy âm thanh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của bé.

Trò chơi nhận biết âm thanh

Chuẩn bị trò chơi

  • Chuẩn bị một số đoạn audio ghi lại những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống như tiếng còi xe, tiếng động vật, tiếng mưa,…
  • Một số phần thưởng để động viên và khen thưởng bé.

Bắt đầu chơi

Khi bắt đầu trò chơi, cô giáo cho bé nghe đoạn audio và hỏi bé nhận được những âm thanh nào. Nếu như bé đoán sai hoặc chưa đoán ra, bạn cứ cho bé nghe đi nghe lại nhiều lần và phân tích cho bé ghi nhớ.

Nhảy vào ô theo hiệu lệnh

Trò chơi nhảy vào ô theo hiệu lệnh được chơi nhiều ở các trường mầm non Việt Nam. Trò chơi này có tác dụng giúp cho các con rèn luyện khả năng nhận biết hình con vật, chữ cái hay chữ số. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường sức khỏe, thể chất.

Nhảy vào ô theo hiệu lệnh

Chuẩn bị trò chơi

  • Bút vẽ hoặc phấn vẽ.
  • Bức tranh in hình con vật, chữ cái hay chữ số.

Bắt đầu chơi

Cô giáo/bố mẹ vẽ một số hình chữ nhật ở sàn nhà, bên trên là sắp xếp các hình ảnh đã chuẩn bị. Sau đó yêu cầu một bé đứng cạnh hình chữ nhật nhảy về phía trước, phía sau theo hiệu lệnh của bạn.

Trò đoán đồ vật

Trong các trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non, trò đoán đồ vật chính là trò chơi kích thích trí não tuyệt vời cho bé. Trò này giúp rèn luyện cho bé trí tưởng tượng phong phú. Khi bé vận dụng trí nhớ để dự đoán độ vật sẽ tăng cường khả năng liên tưởng, hình dung và sáng tạo nghệ thuật cho bé.

Trò đoán đồ vật

Chuẩn bị trò chơi

  • Một chiếc hộp lớn để chừa một mặt ra, hai bên sẽ đục 2 lỗ để bé đưa tay vào.
  • Những mô hình nhỏ về đồ vật hay con vật.
  • Bịt mắt

Bắt đầu chơi

Khi bắt đầu chơi, giáo viên sẽ bịt mắt bé để bé cảm nhận tốt hơn. Sau đó đưa tay vào hộp và cảm nhận đồ vật, bé sẽ dự đoán đồ vật đó. Nếu bé không đoán ra, bạn có thể gợi ý về hình dạng, âm thành hay kích thước để hỗ trợ con.

Chơi quay vòng quay

Các cô giáo hay bố mẹ thường vận dụng trò chơi vòng quay để giúp bé học bảng chữ cái, học số và trả lời các câu hỏi đơn giản về thế giới xung quanh. Trò chơi này là một kiểu dạy/ôn bài hiệu quả giúp bé vừa giải trí, vừa ôn lại kiến thức vừa học nhanh chóng.

Chơi quay vòng quay

Chuẩn bị trò chơi

  • Một chiếc bảng quay có kim quay ở giữa.
  • Các hình dán chữ cái, số hay màu sắc tùy ý.
  • Phần thưởng may mắn.

Bắt đầu chơi

Khi bắt đầu trò chơi, các bé sẽ xếp hàng lần lượt và bắt đầu quay, nếu kim chỉ vào ô nào thì thực hiện yêu cầu của ô đó. Bên cạnh đó, bạn nên làm thêm các ô trúng thưởng hay mất lượt để tăng thêm tính thú vị cho trò chơi.

Trò chơi tìm đồ vật

Trò chơi tìm đồ vật thường được nhiều cô giáo mầm non vận dụng để tổ chức ra các trò chơi sáng tạo và bổ ích cho bé. Trò chơi này có tác dụng giúp rèn luyện sự nhanh nhẹn, nhanh mắt và giúp bé mầm non nhận biết mặt chữ, mặt số tốt hơn.

Trò chơi tìm đồ vật

Chuẩn bị trò chơi

  • Các chữ cái, chữ số bằng gỗ nhựa, xốp.
  • Hộp đựng kết quả.

Bắt đầu chơi

Mỗi bạn sẽ được phát cho các chữ cái/chữ số và xếp lộn xộn với nhau. Sau khi phổ biến luật chơi cho các bé, cô giáo hãy đọc tên chữ cái hay chữ số để các bé nhanh chóng tìm được miếng gỗ chứa chữ cái hay hữ số đó. Bạn nào đầy hộp đựng kết quả trước tiên sẽ nhận được phần thưởng.

Côn trùng hái lá

Công trùng hái lá là trò chơi cuối cùng trong danh sách trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non được chúng tôi giới thiệu đến bạn. Trò chơi này giúp cho bé vừa tận hưởng phút giây thư giãn thoải mái, vừa giúp học chữ, học số một cách dễ dàng.

Côn trùng hái lá

Chuẩn bị trò chơi

  • Một cái cây nhỏ làm bằng giấy bìa cứng.
  • Lá giả được làm từ những chữ cái, con số hay màu sắc.

Bắt đầu chơi

Nếu ở trường mầm non thì có thể chia các bé thành các nhóm thi đua với nhau. Mỗi bé sẽ hóa thân thành chú sâu đi tìm lá. Cô giao đọc to tên chữ cái/chữ số/màu sắc để bé đi tìm. Đội nào có nhiều lá hơn sẽ dành được chiến thắng.

Các trò chơi sáng tạo mầm non ở nhà

Bên cạnh những giờ lên lớp, khi ở nhà bố mẹ cũng nên tổ chức cho bé chơi những trò chơi thú vị và sáng tạo để giúp bé rèn luyện trí não nhé!

Vẽ tranh tô màu

Vẽ tranh tô màu là một trong những trò chơi sáng tạo mầm non phổ biến nhất hiện nay. Thông qua trò chơi này, các bé sẽ phân biệt được các màu khác nhau, kích thích trí nhớ về những màu của những đồ vật xung quanh. Bên cạnh đó, trò chơi này còn giúp cho bé bộc lộc được khả năng hội họa từ sớm.

Vẽ tranh tô màu

Chuẩn bị trò chơi

  • Giấy trắng hoặc tranh in đen trắng, vở tập tô dành cho bé mầm non.
  • Màu tô: màu sáp, màu nước.

Bắt đầu chơi

Khi chơi vẽ tranh, bạn có thể để bé tự tô theo sở thích và khả năng quan sát của bé đối với rau củ, đồ vật hay con vật trên giấy in.

Một cách thứ 2 đó chính là bạn sử dụng một bức tranh tô màu sẵn để cho bé tập tô màu theo. Đối với những bé lớn hơn, bạn có thể để bé tự vẽ và tô màu tự do, thoải mái theo ý thích.

Nặn đất sét

Nặn đất sét là trò chơi quen thuộc và được rất nhiều bé yêu thích hiện nay. Trò chơi này tuy đơn giản nhưng lại kích thích trí tưởng tượng, mức độ khéo léo và khả năng kết hợp màu sắc của bé. Bố mẹ hoặc cô giáo lưu ý đối với các bé nhỏ khi chơi đất sét, dễ lầm tưởng đồ ăn và nuốt, gây nguy hiểm.

Nặn đất sét

Chuẩn bị trò chơi

  • Khay đất sét nhiều màu sắc.
  • Các vật mẫu đơn giản.
  • Dụng cụ làm đất sét như cây lăn, dao nhựa cắt,…

Bắt đầu chơi

Trước khi chơi, bạn cho bé xem vật mẫu, sau đó bé sẽ dùng đất sét để nặn ra hình khối giống vật mẫu đó. Đất sét có thể kết hợp nhiều màu lại với nhau tạp thành màu mới, bên bạn có thể hướng dẫn bé kết hợp để hoàn thành tác phẩm của riêng mình.

Tìm điểm khác nhau

Game tìm điểm khác nhau là một trong các trò chơi cho trẻ mầm non được nhiều bố mẹ và giáo viên đánh giá cao về việc làm tăng thêm tính sáng tạo, sự nhanh nhẹn và linh hoạt. Bên cạnh đó, trò chơi này còn giúp trẻ thể hiện sự tinh mắt, cẩn thận và rèn luyện tính kiên nhẫn.

Tìm điểm khác nhau

Chuẩn bị trò chơi

  • Chuẩn bị hai bức tranh gần giống nhau, nên ưu tiên các bức tranh đơn giản, gần gũi với trẻ như tranh truyện cổ tích, cây cối, nhà cửa, đồ vật,….
  • Một cây bút.

Bắt đầu chơi

Bạn đưa hai bức tranh và phổ biến luật chơi cho bé. Quy định thời gian khoảng 3 – 5 phút để bé tìm ra các điểm khác biệt. Việc quy định thời gian sẽ giúp bé tăng khả năng quan sát, nhanh nhẹn hơn. Sau khi bé hoàn thành nhiệm vụ thì hãy thưởng một phần thưởng để thể hiện lời khen cho trẻ nhé!

Trò chơi lắp ráp

Lắp ráp là trò chơi cho bé mẫu giáo kích thích trí não và sự sáng tạo vô cùng phổ biến hiện nay. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều bộ lắp ráp với muôn hình muôn kiểu khác nhau, bởi vậy mà bố mẹ có thể thay đổi thường xuyên nếu bé nhàm chán khi lắp ráp lui tới một bộ.

Trò chơi này giúp bé thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của mình để lắp ráp ra những đồ vật, hình dáng mới.

Trò chơi lắp ráp

Chuẩn bị trò chơi

  • Bộ đồ chơi lắp ráp.
  • Các mảnh ghép hình khối khác nhau.
  • Hướng dẫn, hình ảnh minh họa các khối lắp ghép cho bé.

Bắt đầu chơi

Khi bắt đầu chơi lắp ráp, bạn nên giúp bé làm quen với cách lắp ráp, hình thù và màu sắc của những mảnh ghép trong bộ trò chơi mới toanh này. Sau đó bạn hãy đưa ra những hình ảnh mẫu có trong tờ hướng dẫn để bé tập lắp ráp theo.

Sau đó, khi bé đã lắp ráp được hết các hình mẫu, hãy để cho con bạn thoải mái khám phá và lắp ghép theo trí tưởng tượng. Khi tập luyện nhiều, bé sẽ thể hiện khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc của mình.

Nhận biết màu sắc

Trò chơi nhận biết màu sắc sẽ giúp bé rèn luyện được khả năng quan sát, sự nhanh nhẹn, nhạy bén cũng như là cách ghi nhớ các màu sắc nhanh nhất. Bạn có thể bày ra trò chơi này ở trong lớp học hay chơi cùng bé tại nhà để vừa giúp bé học tập, vừa giải trí một cách vui vẻ.

Nhận biết màu sắc

Chuẩn bị trò chơi

  • Các khối gỗ, quả bóng, đồ vật có màu sắc khác nhau. Các đồ vật này nên có màu đơn sắc, không pha trộn khiến bé nhầm lẫn.
  • Giỏ màu theo số lượng màu.

Bắt đầu chơi

Khi bắt đầu trò nhận biết màu sắc, bạn trộn các đồ vật có nhiều màu sắc lẫn vào nhau. Sau đó phổ biến luật chơi cho bé chọn ra những màu giống nhau bỏ vào giỏi có cùng màu.

Trò chơi tìm hai hình giống nhau

Cũng giống như trò tìm hai điểm khác nhau, trò chơi tìm hai hình giống nhau sẽ giúp bé rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng tìm kiếm, quan sát và nhanh nhẹn. Trò này cũng được nhiều cô giáo tổ chức trên lớp học, tạo ra sự thi đua cho các bé, kích thích trí não bé hoạt động tốt hơn.

Trò chơi tìm hai hình giống nhau

Chuẩn bị trò chơi

  • Bộ hình vẽ nhỏ hoặc các thẻ bài có các hình giống nhau được trộn lẫn.
  • Một chiếc giỏi chứ các hình giống nhau.

Bắt đầu chơi

Bắt đầu trò chơi, bố mẹ sắp xếp các hình vẽ lên mặt bàn một cách lộn xộn và ngẫu nhiên. Sau đó yêu cầu bé chọn ra hai hình vẽ giống nhau hoàn toàn sau đó bỏ vào giỏi cho đến hết.

Đối với trò chơi này, ban đầu bạn có thể cho bé chơi số lượng hình vẽ ít để bé làm quen. Sau đó dần tăng số lượng hình vẽ lên để tăng độ khó và kết hợp tính thời gian để bé rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt.

Xếp hình que kem

Trò chơi xếp hình que kem với những dụng cụ đơn giản, tiết kiệm chi phí và dễ chuẩn bị nên được nhiều bố mẹ và giáo viên ứng dụng nhiều trong việc làm tăng khả năng sáng tạo của bé. Trò chơi này có tác dụng giúp cho bé rèn luyện tư duy logic cho trẻ. Bên cạnh đó, giúp bé tiếp thu thêm kiến thức bảo vệ môi trường và học cách tái chế từ những đồ vật không sử dụng nữa.

Xếp hình que kem

Chuẩn bị trò chơi:

  • Chuẩn bị nhiều que kem đã qua sử dụng. Cứ mỗi 2 que kem ghép lại, bạn dán hoặc vẽ một bức tranh đơn giản lên trên. Sau đó tách ra riêng và trộn lẫn vào nhiều que kem khác.
  • Giỏ đựng kết quả.

Bắt đầu chơi

Bố mẹ bắt đầu trò chơi bằng cách xáo trộn các que kem lên, sau đó hướng dẫn bé tìm hai que kem có hình vẽ khớp nhau. Cũng giống như trò tìm hình giống nhau, sau khi bé chơi quen, bạn có thể tăng số lượng que kem lên và kết hợp bấm thời gian để rèn luyện sự nhanh nhạy cho bé!

ChonThuongHieu vừa gợi ý đến bạn 15 trò chơi sáng tạo mầm non dễ thực hiện nhất, từ đó bạn có thể vận dụng để chơi với con cũng như giúp bé phát triển tối đa sự sáng tạo và trí thông minh của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé!

Bình luận

  • Chưa có đánh giá.
  • Thêm bình luận